Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể sống của con người. Đảm nhận đến 500 chức năng khác nhau giúp cơ thể sống hoạt động trơn tru hơn, vai trò quan trọng nhất của gan chính là loại bỏ các chất độc hại, đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Những loại thuốc điều trị bệnh một phần giúp chữa bệnh nhưng mặt khác nó lại chính là mối hiểm họa đe dọa lá gan. Vậy làm thế nào để hạn chế tác hại của thuốc với gan?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẠN CHẾ TÁC HẠI CỦA THUỐC VỚI GAN?
-
Ảnh hưởng của thuốc đến lá gan
Khi chúng ta mắc một số bệnh mãn tính như bệnh về huyết áp, tiểu đường, mất ngủ, bệnh nhân thường phải liên tục dùng các loại thuốc điều trị đặc hiệu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe và sinh hoạt thường nhật. Những loại thuốc điều trị kể trên, đặc biệt là các loại thuốc với tác dụng an thần, giảm đau thì thường kèm theo tác dụng phụ làm ảnh hưởng nhất định đến lá gan. Vậy phải có cách làm thế nào để hạn chế tác hại của thuốc với gan để tránh mang lại nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Nhiều người không mắc các bệnh mãn tính kể trên nhưng nếu có thói quen lạm dụng thuốc an thần hay thuốc kháng sinh giảm đau không những khiến cơ thể nhờn thuốc mà về lâu về dài còn có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến lá gan.
Lạm dụng thuốc sẽ dễ gây nhờn thuốc
Đa phần các loại thuốc dù được đưa vào cơ thể chúng ta bằng đường uống, tiêm, xịt hít qua mũi hay dán trên da… đều được chuyển hoá tại gan. Những hóa chất có trong thuốc sẽ được tích lại và chờ gan xử lý. Tất nhiên, hóa chất thì rất nhiều nhưng gan chỉ có một và nó không thể cùng lúc giải quyết hết đồng hóa chất đó. Sự tích tụ thuốc do bệnh nhân lạm dụng thuốc sẽ khiến những hóa chất không được chuyển hoá và khử độc ngay có thể gây nhiễm độc gan, từ đó dẫn tới ngộ độc thuốc và gây viêm gan do thuốc.
Hầu hết các tổn thương gan do thuốc đều là cấp tính với sự xuất hiện ồ ạt của các triệu chứng, gây nên hoại tử các tế bào gan hoặc ngăn chặn sự bài tiết dịch mật. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp gan bị viêm mãn tính nên không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng lúc ban đầu, đến khi có những triệu chứng cụ thể để phát hiện bệnh thì gan đã xơ hóa hoặc chuyển sang giai đoạn ung thư. Chính vì vậy, việc lạm dụng tốt chẳng những không tốt mà còn có thể gây phản tác dụng và ảnh hưởng đến lá gan của chúng ta.
-
Giảm ảnh hưởng của thuốc đến là gan như thế nào?
Đối với những bệnh nhân có các căn bệnh mãn tính thì việc ngừng thuốc là điều không thể do đó để giảm đến mức tối thiểu ảnh hưởng của thuốc đến lá gan, theo các bác sĩ khuyên bệnh nhân ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ dùng thuốc (tức là dùng đúng và đủ sống lượng không vượt quá) thì còn nên có những biện pháp giải độc gan, làm mát gan như uống nhiều nước hơn, ăn những món ăn có tác dụng thải độc gan, làm mát gan như mướp đắng, cần tây… Và nếu dùng thêm bất cứ một loại thuốc nào thì bệnh nhân cũng cần hỏi ý kiến của các bác sĩ điều trị. TUYỆT ĐỐI không được tự ý dùng thuốc bởi có thể gây ngộ độc gan.
Dùng thuốc đúng liều
Với những người không bị bệnh mãn tính nhưng thường xuyên lạm dụng thuốc thì cần nhanh chóng thay đổi thói quen xấu xí này. Thêm vào đó, cũng cần có những biện pháp giải độc gan, làm mát gan để lá gan của chúng ta thêm khỏe mạnh.
Theo các bác sĩ, gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, chính vì vậy bảo vệ lá gan cũng chính là bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta. Khi dùng thuốc lâu dài cần biết làm thế nào để hạn chế tác hại của thuốc với gan.
➡️ Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi , muốn tìm hiểu thông tin sức khỏe , xin vui lòng gọi cho chúng tôi qua đường dây nóng
0985 153 292 hoặc chat trực tiếp trên website
Bác sĩ Hà Nội để được các chuyên gia đầu ngành hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Ý kiến bạn đọc ( Hãy để lại số điện thoại chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn)