
Sẽ được tư vấn trực tiếp của Bác Sĩ !
Chào bác sĩ,
Hiện tại, bố tôi được chẩn đoán viêm túi mật. Tôi chưa hiểu nhiều về căn bệnh này, mong các bác sĩ có thể cho tôi được biết điều trị viêm túi mật như thế nào? Phòng bệnh ra sao? Tôi xin cảm ơn! (Sơn – Hoài Đức)
Chào bạn Sơn,
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của bạn đến với các bác sĩ chúng tôi. Để trả lời cho thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra những thông tin sau. Việc điều trị bệnh viêm túi mật gồm có điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi nhiều để điều trị viêm túi mật hiệu quả
Đối với những bệnh nhân điều trị viêm túi mật nội khoa người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều, truyền dịch để nuôi dưỡng và cân bằng nước điện giải trong cơ thể.Các bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ trơn. Tùy theo tình trạng bệnh cũng như tùy theo mức độ và tùy theo điều kiện thực tế mà các bác sĩ sẽ cho bênh nhân những chỉ định điều trịbằng kháng sinh hợp lý. Nhóm thuốc kháng sinh gồm nhóm imidazole và nhóm quinolon.
Là thuốc có tác dụng tốt với nhiễm khuẩn do các vi khuẩn kỵ khí, nhất là nhiễm khuẩn tiêu hóa và chi phí khá rẻ nhưng nếu dùng thuốc kéo dài cần chú ý có thể gặp tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, nổi mày đay… Đặc biệt đối với bệnh nhân có tiền sử rối loạn huyết động học nhất định phải được theo dõi công thức bạch cầu. Nhóm thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc trong thời kỳ cho con bú.
Thế hệ 2 hấp thu nhanh và dễ dàng qua đường tiêu hoá, sinh khả dụng khoảng từ 70 đến 95%. Thức ăn và các thuốc kháng acid làm chậm hấp thu thuốc. Khi dùng thuốc có một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, tiêu chảy; đau nhức xương khớp, kém phát triển xương; ngoài ra có thể có các biểu hiện khác như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, có trường hợp kích động, động kinh nhất là khi dùng cùng với theophylin.
Trong trường hợp bệnh nhân viêm túi mật nặng cần sử dụng phối hợp kháng sinh và dùng bằng đường tiêm.
Với trường hợp điều trị ngoại khoa sẽ gồm mổ cấp cứu và mổ phiên.
Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa và tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng hoặc cócác biến chứng ngoại khoa như hoại tửtui mật, thấm mật phúc mạc và viêm phúc mạc mật thì sẽ phải mổ và hiện nay thường mổ túi mật qua đường nội soi.
Trường hợp này thường được mổ sau một đợt điều trị nội khoa để ổn định những nhiễm trùng, nhất là ở người già có bệnh tim mạch, đái tháo đường để chuẩn bị bệnh nhân được tốt hơn.
Bạn Sơn thân mến,
Đa số các trường hợp viêm túi mật được xác định nguyên nhân là do sỏi mật, do đó để giảm nguy cơ viêm túi mật chúng ta cần thực hiện các bước ngăn ngừa sỏi mật:
Điều trị viêm túi mật kết hợp với tập thể dục
Hi vọng với những thông tin được cung cấp bởi Bác sĩ Hà Nội bạn Sơn đã có được câu trả lời phù hợp với mình.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
Bác sĩ chất lượng
Điều trị tiên tiến
Chăm sóc tận tâm
Hỗ trợ nhiệt tình
Bảng giá niêm yết
Ý kiến bạn đọc ( Hãy để lại số điện thoại chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn)