
Sẽ được tư vấn trực tiếp của Bác Sĩ !
Rượu thuốc là loại đồ uống nhiều người sử dụng để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc ngâm rượu theo cảm tính “có gì ngâm đó” và uống rượu theo kiểu “rượu bổ uống càng nhiều càng tốt” là những quan điểm sai lầm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Rượu thuốc là loại rượu được ngâm với thảo mộc hoặc dược liệu bán tại các hiệu thuốc Nam, thuốc Bắc và được uống với mục đích bồi bổ, nâng cao sức khỏe và tác dụng phòng và chữa bệnh
Cẩn thận khi uống rượu thuốc
Rượu thuốc tốt nhưng nhiều người khi uống vào bị nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan và các bộ phận khác trong cơ thể có thể là do những nguyên nhân sau:
Người thu hái nhầm các loại rễ cây có độc như lá ngón, mã tiền, hoàng nàn, phụ tử, cà độc dược... phần lớn là dược liệu thuộc bảng độc A, đem về phơi khô rồi bán. Khi thuốc khô và được băm nhỏ, khó nhận dẫn đến ngộ độc nặng và tử vong.
Để bảo quản thuốc phiến, người ta thường sử dụng một số chất độc như: lưu huỳnh, chì, kẽm, thạch tín, nhôm, được phun hoặc bôi lên bề mặt dược liệu, nếu mua thuốc về ngâm rượu ngay thì chất độc khuếch tán rất nhanh, uống vào sẽ bị nhiễm độc. Do nấm mốc phát triển trên dược liệu vì bảo quản không đúng quy cách, chính các độc tố sản sinh từ nấm mốc, nhất là aflatoxin, dẫn đến ngộ độc trước mắt, còn lâu dài dẫn đến ung thư gan.
Rượu là dung môi có thể hòa tan rất nhiều chất có lợi cũng như có hại trong các vị thuốc, trong đó đáng kể là nhóm ancaloit, saponosit ở liều cao gây phá huyết, tanoit gây kích ứng niêm mạc ruột... dễ dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh, tuần hoàn và tiêu hóa.
Theo y học cổ truyền, khi dùng chung các vị thuốc với nhau sẽ xuất hiện sự tương tác. Trong đó có hiện tượng tương phản giữa các chất có trong thuốc, cũng như khi uống rượu thuốc rồi ăn chung với những món ăn dễ xảy ra sự tương kỵ làm người dùng bị phản ứng ngộ độc gây co giật, sốt cao, bứt rứt, tay chân bải hoải, mất kiểm soát ý thức, đau đớn và sưng phù toàn thân.
Sử dụng rượu thuốc phải đúng bài, đúng vị
Trước đây, theo bài, thì người dân dựa vào các bài thuốc cổ phương. Có thể kể đến như bát trân – 8 loại dược liệu quý giá, thập toàn đại bổ… Đơn giản hơn, dân gian cũng có thể ngâm theo vị như rượu linh chi, đinh lăng, cúc hoa, các loại sâm, hà thủ ô… Động vật có thể ngâm rượu ví như một số loại rắn, tắc kè, bìm bịp, cá ngựa. Vì thế không uống rượu ngâm với thuốc không rõ nguồn gốc, tên tuổi.
Nếu uống với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh, phải uống theo hướng dẫn của bác sỹ. Còn để tăng cường sức khỏe cũng chỉ nên uống 1-2 ly nhỏ mỗi ngày: “Vì rượu thuốc tức là chứa cả phần rượu và phần thuốc. Rượu uống quá liều có thể chưa gây hậu quả ngay. Nhưng rượu thuốc mà uống quá nhiều, chẳng khác nào uống thuốc quá liều. Đặc biệt, rượu thuốc cũng chống chỉ định những người loét dạ dày, xơ gan”
Để không nhầm lẫn cách sử dụng, rượu thuốc loại nào để uống, loại nào để dùng bôi bên ngoài.Không nên dùng rượu thuốc thoa lên những vùng da mỏng, nhạy cảm như da mặt, bởi trong rượu có chứa cồn, không hề tốt cho da.
Website https://bacsihanoi.vn - Kênh thông tin tổng hợp, chia sẻ kiến thức y khoa hàng đầu Việt Nam, sẵn sàng tư vấn - giải đáp tất cả các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải qua đường dây nóng 0985153292.
Bác sĩ chất lượng
Điều trị tiên tiến
Chăm sóc tận tâm
Hỗ trợ nhiệt tình
Bảng giá niêm yết
Ý kiến bạn đọc ( Hãy để lại số điện thoại chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn)