
Sẽ được tư vấn trực tiếp của Bác Sĩ !
HỎI
Chào bác sĩ. Chị dâu tôi năm nay 29 tuổi, đã bị viêm gan B từ trước khi lập gia đình. Chị vừa sinh em bé. Ngay ngày đầu tiên được sinh ra, em bé đã được bệnh viện tiêm phòng vì biết được bệnh lý của mẹ. Nhưng chị dâu tôi nhất định không dám cho em bé bú sữa mẹ vì sợ lây nhiễm bệnh sang cho con. Tôi thấy rất không tốt cho em bé về sau nếu không được bú sữa mẹ. Xin bác sĩ cho biết nếu mẹ mắc bệnh viêm gan B có nên cho con bú không ạ? Trân trọng cám ơn.
Mẹ mắc viêm gan B có nên cho trẻ bú?
TRẢ LỜI
Chào bạn. Ngoài con đường máu và quan hệ tình dục ra thì virus viêm gan B còn lây nhiễm qua một con đường rất nguy hiểm nữa đó là từ mẹ sang cho trẻ. Tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang trẻ tùy thuộc vào từng thời điểm người mẹ bị mắc bệnh và số lượng virus viêm gan B hoạt động trong cơ thể người mẹ.
Virus viêm gan b chỉ tồn tại chính trong máu. Cho nên mẹ mắc viêm gan B hoàn toàn có thể cho trẻ bú một cách bình thường. Nhất là khi trẻ đã được bảo vệ bằng huyết thanh và văc-xin phòng bệnh thì vẫn cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại được với bệnh tật. Các nghiên cứu gần đây cho biết chưa chứng minh được sự lây nhiễm virus viêm gan B qua đường sữa khi các bà mẹ nhiễm bệnh viêm gan B mà cho con bú.
Tuy nhiên, một điều mà các bà mẹ hết sức lưu ý trong quá trình cho trẻ bú mẹ đó là khi đầu vú của mẹ bị nứt hay chảy máu thì cần dừng lại việc cho trẻ bú để bảo đảm an toàn cho trẻ.
Một cách khác mà các bác mẹ mắc viêm gan B đang trong thời gian cho con bú có thể thử nếu không yên tâm đó là vắt sữa mẹ ra và cho bé ăn bằng bình hoặc cốc hay thìa. Bằng cách này cũng có thể duy trì cho trẻ được ăn bằng nguồn sữa mẹ mà có thể tránh nguy cơ lây bệnh cho trẻ.
Thai phụ khi bị nhiễm virus viêm gan B thì khả năng lây truyền sang thai nhi là khoảng 10%, khi nhau thai bị tổn thương virus viêm gan B sẽ chạy sang thai nhi qua đường nhau thai.
Đối với những thai phụ có dương tính với HBsAg, thì nguy cơ lây truyền sang trẻ sau qua đường sản đạo trong quá trình sinh nở chiếm tới 90%. Trong giai đoạn sinh nở, trẻ sơ sinh sẽ bị vô tình nuốt một 1 lượng lớn nước ối, máu và dịch tiết ra từ âm đạo… bị nhiễm virus viêm gan B, hoặc niêm mạc da của trẻ sơ sinh bị tổn thương trong quá trình sinh đẻ, đây là con đường lây nhiễm virus viêm gan B sang cho trẻ.
Một số phụ nữ có thể bị bệnh viêm gan B trước, trong khi mang thai, nhưng thai nhi vẫn phát triển tốt, không có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, khả năng truyền bệnh cho thai nhi ngay sau sinh là khá cao và hầu như trẻ sinh ra sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Khoảng 50% số trẻ được sinh ra từ mẹ có viêm gan b sẽ có nguy cơ mắc viêm gan mãn tính và tiến triển thành xơ gan lúc trưởng thành.
Trẻ dễ bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ trong quá trình sinh nở
Tuy nhiên, tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con tùy thời điểm người mẹ bị mắc bệnh, cụ thể:
Nhưng trên thực tế, có những nghiên cứu trên thế giới cho thấy, có nhiều trẻ sinh được ra từ mẹ bị nhiễm virus viêm gan B nhưng được thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thì trẻ vẫn sẽ được an toàn và không bị lây bệnh.
Ở những trường hợp người mẹ bịnhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể lúc này đang bị nhiễm virus HBV) và HBeAg âm tính (virus viêm gan B đang trong giai đoạn nằm yên, không hoạt động) thì ngay sau sinh, trẻ sơ sinh cần được tiêm một liều immunoglobulin ngay trong phòng đẻ và một mũi vắc-xin phòng ngừa viêm gan B thông thường để trung hòa kháng nguyên lây truyền từ mẹ qua. Có như vậy trẻ mới có thể giảm được khả năng gây bệnh. Vắc-xin viêm gan B sẽ phải được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ 2 và tháng thứ 4 sau sinh.Vắc-xin phòng ngừa viêm gan B cần được tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em sau sinh.
➡️ Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi , muốn tìm hiểu thông tin sức khỏe , xin vui lòng gọi cho chúng tôi qua đường dây nóng 0985 153 292 hoặc chat trực tiếp trên website Bác sĩ Hà Nội để được các chuyên gia đầu ngành hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Bác sĩ chất lượng
Điều trị tiên tiến
Chăm sóc tận tâm
Hỗ trợ nhiệt tình
Bảng giá niêm yết
Ý kiến bạn đọc ( Hãy để lại số điện thoại chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn)